Thuật ngữ "Pháp điển" và "Pháp điển hóa" Pháp_điển_(Việt_Nam)

"Pháp điển" (codification) có gốc là một từ Latin "Codex", dịch tiếng Việt là sách đóng gáy. Đây là một phát minh của người La Mã thời cổ đại nhằm thay thế cho sách ống cuộn trước đó. Điều này có nghĩa là "Pháp điển" hay "Bộ pháp điển" xuất hiện từ thời La Mã cổ đại[2].

Trong tiếng Việt, "Pháp điển" là một từ Việt cũ, một danh từ dùng để chỉ một bộ luật, tương tự như chữ "Code" trong tiếng Anh

Theo Từ điển thuật ngữ Lý luận nhà nước và pháp luật năm 2008: "Pháp điển hoá là hình thức hệ thống hoá pháp luật trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định luật, các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành luật theo trình tự nhất định, loại bỏ những mâu thuẫn chồng chéo, các quy định lỗi thời và bổ sung những quy định mới. Kết quả của pháp điển hoá là văn bản quy phạm pháp luật mới trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy phạm pháp luật cũ mà điển hình là bộ luật".

Liên quan